Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

NHO-QSCert PHỐI HỢP VỚI CÁC CƠ QUAN BAN NGÀNH TỔ CHỨC HỘI THẢO “PHỔ BIẾN TIÊU CHUẨN HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP” TẠI HÀ NAM

 

Tham dự hội nghị có Ông Hoàng Bá Nghị, Giám đốc phụ trách Việt Nam và có các đồng chí, ông Nguyễn Quốc Đạt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam, Phó Trưởng ban Hội chợ; ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Bộ Nông Nghiệp và PTNT; ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam và các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng, với số lượng khoảng 350 đại biểu tham dự

Hình 1: Toàn cảnh Hội nghị.

Hình 2: Toàn cảnh Hội nghị

Sau phần giới thiệu đại biểu, MC chương trình đã mời Đoàn Chủ Tọa, bao gồm: Ông Hoàng Bá Nghị đại diện tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ NHO-QSCert, Ông Nguyễn Quốc Đạt đại diện cho Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam, Ông Đào Văn Hồ đại diện Trung Tâm Xúc tiến thương mại/ Bộ Nông Nghiệp và PTNT lên trên Bàn chủ tọa để chủ trì hội thảo.

Hình 3: Đoàn chủ tọa

Hình 4: Đại diện tổ chức chứng nhận NHO-QSCert – Ông Hoàng Bá Nghị phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo ông Nguyễn Quốc Đạt, Giám đốc Sở Nông Nghiệp & PTNT Hà Nam cho biết, nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao sức khỏe của con người.

Hình 5: Ông Hoàng Bá Nghị phát biểu chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo.

Những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ các vướng mắc, trở ngại về nông nghiệp hữu cơ đã dần được tháo gỡ. Riêng tại Hà Nam, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về sản xuất nông nghiệp sạch làm vệ tinh, liên kết với doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất. Đến nay, tỉnh có 55 mô hình tập trung ruộng đất với diện tích 578ha, trong đó có 26 mô hình sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa; 29 mô hình sản xuất rau, củ, quả. Nhìn chung các mô hình đều đang mang lại hiệu quả.

Hình 6: Các diễn giả giao lưu với đại biểu tham dự.

Tham dự Hội thảo, có phần trình bày của Đại diện tổ chức chứng nhận NHO-QSCert – Ông Hoàng Bá Nghị, đã trình bày một số nội dung yêu cầu về các tiêu các tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ trong nước và quốc tế.

Hình 7: Ông Hoàng Bá Nghị phát biểu hướng dẫn tại Hội thảo.

Hình 8: Các đại biểu trao đổi trong giờ nghỉ giải lao

Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận về những khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ ở Việt Nam như: nông dân sản xuất theo phương thức truyền thống, không muốn áp dụng kỹ thuật mới; không có thói quen ghi chép; nhận thức và trình độ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; người nông dân không muốn áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ vì sản lượng không cao, phức tạp hơn phương thức canh tác truyền thống; chính quyền các địa phương chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả phù hợp; chưa khuyến khích vai trò của liên kết chuỗi bền vững, quản lý hoạt động của các cơ sở trong chuỗi, chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm của các bên.

Hình 9: Ông Hoàng Bá Nghị trả lời phỏng vấn của đài truyền hình VTV và HTV 

Cùng thời gian này, tối 15/6/2018, tại Sân vận động Thành phố Phủ Lý, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Hội chợ nông nghiệp công nghệ cao và nông sản an toàn các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2018 

Hình 10: Nghi lễ cắt băng khai trương hội chợ

Hình 11: Múa hát khai trương hội chợ

Hình 12: Các đại biểu tham quan hội chợ

Hình 13: Thứ trưởng Trần Thanh Nam tham quan hội chợ

Với quy mô gần 300 gian hàng, hội chợ là nơi tập trung các sản phẩm tiêu biểu của 22 tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Hồng và một số địa phương trong cả nước. Hội chợ trưng bày, giới thiệu nhiều loại sản phẩm như: máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, vật tư, phân bón, thuốc thú y, công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm hàng hóa, thực phẩm an toàn…

Tham khảo thêm tại:

http://baohanam.com.vn/kinh-te/nong-nghiep/hoi-nghi-pho-bien-tieu-chuan-huu-co-trong-nong-nghiep-8745.html

hoặc

http://nguoihanoi.com.vn/hoi-thao-pho-bien-tieu-chuan-nong-nghiep-huu-co-viet-nam_242169.html

hay

http://kinhtenongthon.vn/thao-go-vuong-mac-cho-nong-nghiep-huu-co-o-ha-nam-post20042.html

Tổ chức NHO-QSCert là ai?

Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.

NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:

Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….

- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo