Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

HỘI NGHỊ “TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG CÁ TRA NĂM 2018” TẠI TP.CẦN THƠ

Hình 1: Toàn cảnh Hội nghị (ảnh Báo quân đội nhân dân).

Trong năm 2018, dự kiến xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, trong đó cá tra đạt từ 2 đến 2,2 tỷ USD (chiếm 31,5% kim ngạch toàn ngành thủy sản). Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này, ngành cá tra đang gặp không ít khó khăn, thách thức liên quan đến thời tiết bất thường, khó dự báo; nhiều thách thức vì việc bảo hộ mậu dịch của các nước, đặc biệt ở một số thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU… Bên cạnh đó, chất lượng cá giống ngày càng suy giảm, khiến tỷ lệ hao hụt cao ở giai đoạn nuôi thương phẩm, hiệu quả sản xuất thấp. vào những tháng đầu năm 2018, tình hình dịch bệnh đã xảy ra ở giai đoạn cá giống tại một số địa phương sản xuất trọng điểm, ảnh hưởng đến những tháng tiếp theo.

Hình 2: Nuôi cá tra tại ĐBSCL.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay ngành cá tra đang gặp khó khăn là nguồn cá giống do giống cá bố mẹ chưa đảm bảo, dịch bệnh, tỷ lệ ương đạt thấp. Bên cạnh đó, quy hoạch đất để sản xuất cá tra lại vướng về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâu nay thiếu thực tiễn, chỉ ở trên giấy.

Ông Ngô Quang Trường, Giám đốc Công ty Thủy sản Biển Đông cho rằng, với giá bán hiện nay, nếu chủ động được con giống thì doanh nghiệp sẽ lãi khổng 50%, tuy nhiên cần phải kiểm soát chặt chẽ việc nuôi, tránh ồ ạt cung lại vượt cầu và thiết lập lại vùng nuôi tập trung, tránh nhỏ lẻ, phân tán.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Vũ Văn Tám thông tin: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 vượt 8 tỷ USD, trong đó cá tra đạt 1,78 tỷ USD, vượt kế hoạch. Tuy nhiên, đối với thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá và chương trình giám sát cá da trơn, khiến xuất khẩu qua thị trường này giảm sút khá lớn. “Tín hiệu vui cho ngành cá tra Việt Nam năm 2018 là giá tốt, nhưng làm sao để kiểm soát chất lượng giống, vùng nuôi và thị trường. Mặt khác, mục tiêu năm 2018 xuất khẩu cá tra đạt 2 đến 2,2 tỷ USD là một kỳ vọng lớn, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rất lớn…”- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

Hình 3: Chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở TP. Cần Thơ.

Cũng theo theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Vũ Văn Tám, để hoàn thành được mục tiêu này, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, kể cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, phải triển khai nghiêm túc Nghị định 55 của Chính phủ về cá tra, thực hiện quy chuẩn sản phẩm phi lê, tập trung giải quyết vấn đề về giống, nuôi thương phẩm và thị trường. Tăng cường kiểm soát chất lượng giống, đảm bảo đủ lượng cung cấp, tổ chức kiểm tra và kiểm soát các cơ sở sản xuất giống, các địa phương phải nắm sát tình hình, Tổng cục Thủy sản và các cơ quan, địa phương rà soát ngay đối tượng đàn cá tra chọn giống, chọn được lượng cá giống bố mẹ tin cậy, chỉ đạo điều chỉnh, công bố công khai. Các địa phương sớm rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển cá tra, điều tiết, hướng dẫn, giám sát mật độ, quy mô nuôi để giảm thiểu rủi ro, thiệt hại, đảm bảo yêu cầu của thị trường.

Tham khảo thêm tại: https://baomoi.com/trien-khai-nhiem-vu-phat-trien-nganh-hang-ca-tra-nam-2018/c/25289259.epi

https://baotainguyenmoitruong.vn/kinh-te/trien-khai-nhiem-vu-phat-trien-nganh-hang-ca-tra-nam-2018-1250554.html

http://tamnhin.net.vn/can-tho-trien-khai-nhiem-vu-phat-trien-nganh-hang-ca-tra-nam-2018-14204.html

Tổ chức NHO-QSCert là ai?

Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.

NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:

Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….

- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo