Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

ĐÀO TẠO TIÊU CHUẨN ASC VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Ảnh minh họa.

Để giúp bảo vệ môi trường và duy trì các giá trị bảo tồn cũng như để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong những mục tiêu cụ thể của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, WWF-Việt Nam đã thiết lập cho việc thúc đẩy thực hành nông nghiệp có trách nhiệm thông qua Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC). Một trong những yêu cầu của tiêu chuẩn ASC cho tôm là chủ sở hữu trang trại phải tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động xã hội có sự tham gia của cộng đồng (p-­SIA) và Tác động môi trường về đa dạng sinh học (BEIA). WWF-Việt Nam đã tìm đội ngũ chuyên gia để nhận trách nhiệm tiến hành các nghiên cứu BEIA và p-SIA phù hợp với tiêu chuẩn ASC cho tôm. Chính vì lẽ đó mà Tổ chức chứng nhận NHO là lựa chọn hàng đầu để thực hiện dự án này.

Tổ chức NHO và WWF Việt Nam đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho các nhân viên trong hợp tác xã, tổ hợp tác thông qua các lớp đào tạo theo tiêu chuẩn ASC về Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia của cộng đồng (p-SIA) và đánh giá tác động môi trường về đa dạng sinh học (BEIA) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Ảnh chuyên gia NHO phổ biến kiến thức cho các tổ viên.

Cụ thể hơn, việc đào tạo về Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia của cộng đồng (p-SIA) được thực hiện tại Tổ Hợp Tác Nông Ngư Thạnh Hòa, có sự tham gia bao gồm: 02 thành viên của đoàn chuyên gia đánh giá, 01 thành viên của chủ dự án WWF, 07 thành viên Tổ Hợp Tác, 01 đại diện của ấp Thạnh hòa và đại diện chính quyền UBND xã Thạnh Quới và đại diện đoàn thể: Hội cựu chiến binh, Ủy ban MTTQ, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên xã, hội người cao tuổi và  gần 30 hộ dân xung quanh Tổ Hợp Tác.

Ảnh chuyên gia NHO trao đổi với cơ quan đoàn thể.

Viêc đào tạo giúp các hộ dân hiểu thêm về việc Góp phần phát triển kinh tế địa phương (sử dụng lao động địa phương). Tạo mối quan hệ tốt với các hộ dân xung quanh. Trao đổi kinh nghiệm nuôi tôm với các hộ dân bên ngoài Tổ Hợp Tác (THT). Bên cạnh đó, THT chấp hành tốt các chủ trương chinh sách của địa phương ( giữ gìn an ninh trật tự địa phương, tham gia làm cầu, làm đường, bảo tồn động thực vật hoang dã). Thêm nữa, trước khi hộ dân trong THT xả nước ao nuôi tôm sẽ thông báo cho hộ dân xung quanh trước một ngày. THT cùng các hộ dân xung quanh cùng nhau bảo vệ môi trường và bảo vệ tuyến sông. THT trước khi bơm bùn sẽ chuẩn bị ao chứa bùn phù hợp với lượng bùn được bơm không cho tràn ra ngoài môi trường. Đồng thời, THT trước khi thả tôm sẽ tổ chức cuộc hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề khó khăn của THT. Hoạt động của THT phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu luật định, hoạt động hiệu quả đem lại lợi nhuận cho tổ viên và một phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương - Tạo mô hình nuôi bền vững góp phần giải quyết an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương thuộc ấp Thạnh Hòa nói riêng và xã Thạnh Quới nói chung.

Song song việc đào tạo về Đánh giá tác động xã hội có sự tham gia của cộng đồng (p-SIA), đoàn chuyên gia đến từ tổ chức chứng nhận NHO còn giúp các tổ viên có thêm kiến thức hữu ích qua quá trình đào tạo về đánh giá tác động môi trường về đa dạng sinh học (BEIA).Cụ thể là Tổ hợp tác số 1 Hòa Trực-ngụ tại ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I, Tổ hợp tác Nông Ngư Thạnh Hòa tại Ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Quới, HTX Nông Ngư Hòa Đê - ấp Hòa Đê, xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên, và Tổ hợp tác Thành Đạt, tại Ấp Dù Tho, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Có thể nói, việc tìm hiểu về đa dạng sinh học trong và quanh khu vực nuôi tôm, hoạt động nuôi tôm và khả năng tác động của hoạt động nuôi tôm đến đa dạng sinh học và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế hay giảm thiểu các tác động đến các loài sinh vật hoang dã quý hiếm là rất cần thiết. Các chuyên gia đào tạo nhấn mạnh rằng, THT cần phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương để nghiên cứu thêm về các loài này để đưa ra các phương án bảo tồn hợp lý nhất, cấm tuyệt đối mọi hành vi săn bắt, giảm cường độ đánh bắt, không khai thác vào mùa sinh sản, không đánh bắt cá con. Bên cạnh đó, phải có giải pháp xử lý nguồn nước thải từ hoạt động nuôi tôm ra sông  đảm bảo không bị ô nhiễm và không có nguy hại đến các loài động thực vật hoang dã đặc biệt các loài đang nguy cấp - Quý hiếm theo yêu cầu của Chính phủ, nhà nước, Bộ ngành, và chính quyền địa phương. Và cần xử lý triệt để khi tôm bị bệnh chết, không được thải ra môi trường tự nhiên để tránh lây lan dịch bệnh cho các loài khác sống quanh khu vực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động cộng đồng dân cư trong và xung quanh khu vực trại nuôi cùng tham gia để bảo tồn loài.

Ảnh Chuyên gia Đào tạo NHO về đa dạng sinh học.

Qua quá trình được đào tạo chuyên sâu,có thể nói, hoạt động mô hình quản lý của các Tổ hợp tác được thực hiện chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu luật định, hoạt động hiệu quả đem lại lợi nhuận cho tổ viên và một phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Góp phần vào việc phát triển kinh tế nông thôn, hộ nuôi được nâng cao kỹ thuật, chăn nuôi hiệu quả hơn. Hoạt động của Tổ hợp tác ổn định, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, góp phần bảo vệ tốt môi trường . Và tạo mô hình nuôi bền vững góp phần giải quyết an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Ảnh Tổ chức NHO đào tạo cho các tổ viên.

ASC là gì?

ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận,  được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. 

Chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động. ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm.  ASC đưa sản phẩm thủy sản an toàn từ các trại nuôi ra thị trường, đồng thời hạn chế tối đa các tác động về môi trường và xã hội.

Áp dụng tiêu chuẩn ASC là góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi và doanh nghiệp về sản xuất bền vững. Trên bao bì sản phẩm có dán nhãn chứng nhận ASC giúp người tiêu dùng nhận biết đây là sản phẩm an toàn, có trách nhiệm về môi trường, xã hội và cam kết sử dụng sản phẩm lâu dài.  

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo