Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” OCOP

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị. Tham gia vào chương trình, các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất được hỗ trợ lãi suất tín dụng; hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ đào tạo nhân lực tùy thuộc vào cơ chế, chính sách được ban hành theo điều kiện thực tế ở địa phương.

 

Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện chương trình OCOP quốc gia giai đoạn 2018 – 2020 cho thấy: đã có 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai Chương trình OCOP trong đó có 59/63 tỉnh, thành tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm. Tổng số sản phẩm 3 sao là 4.469/6.210 (chiếm 72%) sản phẩm tham gia chương trình. Chủ thể OCOP chủ yếu là hợp tác xã (chiếm 38,3%), doanh nghiệp (chiếm 27,5%), cơ sở sản xuất (chiếm 31,5%) và số ít từ các tổ hợp tác; đặc biệt vốn đối ứng của nhóm đối tượng này 16,5% trong hơn 22,8 nghìn tỷ ngân sách nhà nước cho OCOP. 

NHO tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020

Chuyên gia Công ty NHONHO cùng Hội đồng tham quan, đánh giá chất lượng các sản phẩm

Nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt, các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất dần hoàn thiện các thủ tục cần thiết về công bố tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc. Nhờ vào đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao, quy trình sản xuất chuyên môn hóa, sản phẩm địa phương được quảng bá, giá trị sản phẩm tăng, đời sống bà con tham gia chương trình được cải thiện đáng kể so với trước.

 

Chị Hương, thành viên HTX Sản xuất thương mại dịch vụ tổng hợp Hoàng Phúc chia sẻ: “Chương trình OCOP đã làm cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như của chúng tôi được biết đến nhiều hơn, thương hiệu nem Đức Hậu kể từ đó mà có thị trường tiêu thụ rộng. Sản phẩm nem chua Đức Hậu của HTX năm 2020 được thị xã thẩm định chất lượng và quyết định cho vào danh mục những sản phẩm tham gia chương trình OCOP của địa phương. Từ đó, quy trình sản xuất từng bước được chuyên nghiệp hóa, sản phẩm nem chua được đánh giá cao, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin tưởng và sử dụng, giá trị sản phẩm ngày một nâng lên, doanh thu ổn định hơn”.

 

Bên cạnh những mô hình thành công, vẫn còn một số cơ sở sản xuất gặp khó khăn để đạt chứng nhận OCOP, khó khăn về vốn để duy trì sản xuất; hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hạn chế; còn nhiều vướng mắc trong việc làm hồ sơ công nhận sản phẩm. Tình hình thực hiện OCOP giai đoạn 2018-2020 cho thấy, còn nhiều nơi chưa có mô hình sản xuất thật sự nổi trội để nhân rộng, tập quán sản xuất mang nặng tính kinh nghiệm, truyền thống; năng lực đội ngũ HTX, hộ sản xuất chưa cao; chưa có sự liên kết sản xuất; đầu ra sản phẩm chưa ổn định,… Nhằm hạn chế khó khăn khi triển khai thực hiện Chương trình OCOP (nhất là để góp phần đáp ứng mục tiêu chương trình OCOP trong 5 năm tới 2021 – 2025), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, cần phải tập trung vào một số yếu tố như: Đào tạo nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đặc biệt là nguồn xã hội hóa; chú trọng giải pháp về xúc tiến thương mại; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển mạng lưới toàn cầu…

_____________________________________________________________________

NHO ĐỒNG HÀNH CÙNG CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” (OCOP)

Trong kết quả đạt được giai đoạn 2018-2020 của chương trình OCOP, tổ chức chứng nhận NHO (một trong những đơn vị được công nhận là đối tác của Chương trình OCOP quốc gia của Văn phòng Nông thôn mới Trung ương đã có những đóng góp tích cực như: tham gia thành viên Hội đồng chấm điểm đầu tiên ở Bến Tre; tham gia cố vấn, tư vấn và xây dựng đề án OCOP cho các tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang và đồng hành cùng triển khai chương trình OCOP của nhiều tỉnh thành cả nước (ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam); đặc biệt NHO đã tham gia xây dựng đề án cho các sản phẩm 5 sao (cấp quốc gia) cho sản phẩm Mứt dừa hữu cơ ở Bến Tre, lúa-rươi ở Hà Tĩnh,..; sản phẩm OCOP du lịch 4 sao ở Cao Bằng và một số tỉnh khác.

Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt ghé thăm gian hàng NHO và TGĐ Hoàng Bá Nghị giới thiệu sản phẩm Rượu lão tửu đông trùng hạ thảo của Cơ sở SX Rượu thủ công truyền thống Út Tây được Cty NHO tư vấn OCOP đạt 4 sao.

Góp phần đưa các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng, tổ chức NHO đã luôn đồng hành, tham gia các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại ở các cấp độ từ Trung ương đến địa phương (như 15 diễn đàn, hội chợ OCOP cấp vùng, cấp quốc gia để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; tham gia với các địa phương cũng tổ chức hội chợ về sản phẩm OCOP với hơn đông đảo các gian hàng và tư vấn cho các địa phương phát triển mạng lưới, trung tâm/điểm bán sản phẩm OCOP của gần 20 tỉnh được xây dựng và đưa vào hoạt động... Đặc biệt, với lợi thế là tổ chức chứng nhận, mạng lưới khách hàng rộng khắp; NHO đã phối hợp với các đơn vị thúc đẩy mạng lưới kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước và quốc tế nhờ đó, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Sắp tới, bên cạnh sản phẩm hàng hoá tổ chức NHO sẽ tập trung tư vấn, hỗ trợ cho các địa phương gắn dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển sản phẩm OCOP theo mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.

Một số dịch vụ của NHO liên quan đến OCOP

+ Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch OCOP: đánh giá thực trạng và tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế ở địa phương, từ đó xây dựng đề án. Trong đề án phải xây dựng được hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ ở địa phương, cán bộ quản lý hợp tác xã, chủ doanh nghiệp; kế hoạch tuyên truyền; chu trình OCOP; kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên và nâng cấp các sản phẩm;…

+ Đào tạo, tư vấn trực tiếp giúp chủ thể đăng ký và nâng cấp sản phẩm OCOP: chuyên gia của NHO đến tận địa phương để tập huấn, đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP với các nội dung như: Giới thiệu nội dung cơ bản Chương trình OCOP; các bước thực hiện chu trình OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn đăng ký hồ sơ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP; thực địa tại cơ sở sản xuất để khảo sát và thu thập thông tin, từ đó phân tích ưu – nhược điểm của các sản phẩm và đưa ra hướng khắc phục, nâng cấp sản phẩm.

+ Tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống logo, nhãn hiệu, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc: giúp chủ thể tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện sản phẩm nhằm đạt được thứ hạng cao khi được đánh giá; hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm về logo, nhãn hiệu, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc,…

+ Kết nối thị trường và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP: thông qua tư vấn kết nối trực tiếp, sàn giao dịch nông sản marketnhovn.com và các kênh hỗ trợ của địa phương, NHO thường xuyên kết nối mạng lưới các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ cho các cơ sở có sản phẩm được công nhận OCOP.

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo